Saturday, 20/04/2024 - 16:09|
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2023)

Tiểu học số 1 Bảo Ninh 65 năm một chặng đường

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG BÍNH - TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO NINH - VỚI " CHẶNG ĐƯỜNG 65 NĂM " Quãng đời học sinh, ai chẳng ra đi để rồi trưởng thành từ mái ấm của một ngôi trường đầu tiên.1942 - 2007, sáu mươi lăm năm - chặng đường hơn nữa thế kỷ với từng bước đi của một ngôi trường - Trường tiểu học Trung Bính, tiền thân của trường tiểu học Bảo Ninh. Nhìn lại chặng đường đầy thử thách gian lao, để đi...

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG BÍNH - TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO NINH - VỚI " CHẶNG ĐƯỜNG 65 NĂM " th_bao_ninh_1_500
Quãng đời học sinh, ai chẳng ra đi để rồi trưởng thành từ mái ấm của một ngôi trường đầu tiên.1942 - 2007, sáu mươi lăm năm - chặng đường hơn nữa thế kỷ với từng bước đi của một ngôi trường - Trường tiểu học Trung Bính, tiền thân của trường tiểu học Bảo Ninh. Nhìn lại chặng đường đầy thử thách gian lao, để đi lên, để có được một bề dày thành quả như hôm nay, chúng ta không thể không nhớ lại những năm tháng đầu tiên để hình thành trường tiểu học Trung Bính xã Bảo Ninh. Đó là :

1. Thời kỳ trước khi thành lập trường ( 1942 ) :

Trước 1942, người dân xã Bảo Ninh đã có phong trào học chữ Quốc ngữ. Nhiều gia đình có khả năng kinh tế đã mời thầy về dạy học tại nhà hoặc cho con em sang thị xã Đồng Hới học. Thời kỳ này Đảng chủ trương cho những thanh niên đã được Đảng giác ngộ cách mạng vừa truyền bá Quốc ngữ, vừa nhen nhóm lý tưởng cộng sản cho học sinh. Một hình ảnh đáng ghi sâu trong lòng thế hệ người thầy lúc đó là thầy giáo Nguyễn Xuân Hoàng ( sau nay là nhà thơ Xuân Hoàng ). Bài học được thầy chuyển thành thơ để dạy:" Vì lý tưởng dù trả bằng giá máuCũng mua cho bằng được ngại ngần chi "Nhiều học sinh thời đó sau này đi theo Đảng, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trở thành cán bộ cao cấp trong quân đội và chính quyền như :   + Thiếu trướng  Võ Minh Như + Đại tá Hoàng Bạch Nhạn + Trung tá Đoàn Phê, tùy viên quân sự tại Hung - Ga - Ri + Chủ tịch UBHC Thị Xã Đồng Hới: Đào Lài + Trưởng công an Thị Xã Đông Hới : Nguyễn Bảy..

2. Thời kỳ thành lập trường (1942) đến Cách Mạng tháng 8 thành công (1945):Với chính sách " Khai hóa văn minh " để  " mị dân " và dễ bề cai trị, từ năm 1942, thực dân Pháp cho phép mở các lớp dạy học. Việc trả lương cho giáo viên do công quỹ xã thôn tự trả. Trường lớp chưa có thì tổ chức lớp học tại đình chùa. Riêng xã Bảo Ninh không có hoa lợi "công điền". Viên Tri phủ Quảng Ninh cho phép các lý trưởng thu mỗi suất đinh một năm " một đồng " để trả lương cho thầy giáo. Do vậy trường tiểu học Trung Bính xã Bảo Ninh được thành lập và khai giảng ngày 15 tháng 09 năm1942. Địa điểm tại Hội quán của làng Trung Bính. Hội đồng nhà trường gồm có :+ Thầy giáo Bùi Phú, hiệu trưởng, quê Hoa Thủy, Lệ Thuỷ+ Thầy giáo Nguyễn Văn Trạch, quê Đồng Hới ( sau này là đại tá công an )          + Thầy giáo Lê Ngọc Hà, quê Đồng Hới ( sau công tác tại Thị ủy Đồng Hới )          + Thầy giáo Lê Công Duyện , quê Lộc Ninh, Quảng Ninh (nay là TP Đ. Hới ) Trường gồm có ba lớp : Lớp 5 , Lớp 4 và lớp 3Các lớp học ở hội quán, nhà tranh ( sau nhà chị Thức) và dưới mái hiên đình làng Trung Bính          Con em trong xã đi học vẫn ngày càng đông. Dụng cụ học tập của học sinh phần lớn là " chữ mo ", " phấn sắn ". Hội đồng hào mục lý hương vận động nhân dân ba làng Trung Bính, Hà thôn, Hướng Dương (Sa Động sau này) đóng góp xây một ngôi trường gồm hai phòng bằng tường gạch mái ngói tại khoảng đất có cây bàng nằm cạnh đình làng Trung Bính. Trường mới được khánh thành long trọng vào dịp khai giảng năm học 1944 - 1945 (15 - 9 - 1944 ). Các lớp trong hệ giáo dục tiểu học đến lúc này đã có đủ từ lớp 5 đến lớp nhất. Hiệu trưởng của trường là thầy giáo Nguyễn Như Hùng. Giáo viên được Nha kiểm học điều động thêm như thầy giáo Lài, cô giáo Điềm        Thế hệ học sinh đầu tiên từ ngày thành lập trường có các anh chị như :          + Anh Hoàng Mậu Tùng, sau vào bộ đội chống Pháp. Rời quân ngủ học sư phạm trở thành thầy giáo, hiệu trưởng trường cấp 2 - tiểu khu 5 phường Đồng Sơn -  Đồng Hới.+ Anh Trương Hoa - phó chủ tịch UBND Thị Xã Đồng Hới.          + Anh Hoàng Viết Huấn - thị đội trưởng Thị đội Đồng Hới .          + Anh Võ Lượng -  Trưởng phòng y tế Thị xã Đồng Hới .Các chị Nguyễn Thị Hương, Hoàng Thị Duyên , Phạm Thị Lành

3. Thời kỳ từ năm 1945 đến 1954 : Cách Mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Chế độ mới đã tạo tiền đề to lớn cho việc xây dựng và phát triển nền giáo dục mới của đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch : " Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm ", người dân Bảo Ninh háo hức đến trường học. Số lượng học sinh đi học nhiều nên trường phải làm thêm hai phòng học bằng tranh chỗ gần Điện thánh ( nơi đình làng Trung Bính bây giờ ). Ban ngày học phổ thông, ban đêm học bình dân học vụ.Từ năm học 1947 - 1948 đến năm học 1953 - 1954 là thời kỳ trường nằm trong " vùng tạm bị chiếm ". Học sinh của trường đã có những hoạt động chống Pháp trở lại xâm lược như: gài lựu đạn vào cột cờ trong sáng chào cờ đầu tuần, bắn thủng mắt ảnh " Quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại" treo trong lớp họcTrong 7 năm học này, nhiều thầy giáo, cô giáo như thầy hiệu trưởng Nguyễn Như Hùng, thầy Thuận, thầy Hằng, thầy Định, thầy Võ Hữu, Cô Táclà những người có tâm huyết và năng lực, đã để lại những ấn tượng sâu nặng trong ký ức của các thế hệ học sinh của trường. Nhiều học sinh thời kỳ này về sau đã trở thành những kỹ sư nổi tiếng trong  nước như, Hoàng Bá. Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phan Văn Lộc. Thư ký văn phòng UBND T.P Hà Nội Phạm Ngọc Tảo. Giám đốc công ty vận tải thuỷ bộ Đồng Hới Hoàng Khắc Phòng.

4. Thời kỳ từ năm 1954 đến nay: (Năm học 2007 - 2008)Năm học 1954 -1955, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Một hoàn cảnh xã hội mới mở ra với nhiều ảnh hưởng tốt đẹp đến nền giáo dục nước nhà nói chung và quê hương xã Bảo Ninh nói riêng. Trường được đổi tên thành trường cấp 1 Bảo Ninh.Trường lúc này đã có được 8 lớp học, từ lớp 1 đến lớp 4Trong hai năm học 1954 -1955 và 1955 -1956, thầy giáo Hoàng Trọng Đóa, quê ở xã Lương Ninh - Huyện Quảng Ninh làm hiệu trưởng nhà trường. Thầy đã được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu của Người.Năm học 1956 - 1957 thầy giáo Phạm Sinh Xuân - quê ở Thừa Thiên - Huế làm hiệu trưởng.Năm học 1957 - 1958 trường được đổi tên thành trường phổ thông cấp 1 Bảo Ninh.Từ năm học 1957 - 1958 đến năm học 1958 -1959, thầy giáo Đặng Phỏng, quê ở xã Đức Ninh, huyện Quảng Ninh(nay là thành phố Đồng Hới)làm hiệu trưởng.Từ năm học 1959 - 1960 đến năm học 1960-1961 thầy giáo Phạm Toản quê ở Quảng Trạch làm hiệu trưởng.Từ năm học 1961 - 1962 đến năm học 1964 - 1965, thầy giáo Phan Quý, quê ở xã Đức Ninh - Huyện Quảng Ninh làm hiệu trưởng. Đặc biệt trong năm học 1964 - 1965, hội đồng nhà trường được Chính phủ công nhận là " Tổ lao động xã hội chủ nghĩa". Thầy giáo Phan Quý là chiến sĩ thi đua của nghành giáo dục.Trong 10 năm học (1954 -1955 đến 1964 -1965) liên đội thiếu niên tiền phong Quách Xuân Kỳ của nhà trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong các mặt hoạt động của Đội như phong trào thi đua "Tiếng trống Bắc Lý", phong trào " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ", công tác Trần Quốc Toảnđã nhiều lần được Tỉnh đoàn, Trung ương đoàn thanh niên tặng cờ và bằng khen. Rất nhiều em học sinh trong những năm học này về sau đã thành đạt, trở thành những cán bộ lãnh đạo các cấp Đảng, chính quyền, các ban ngành như:+ Em Nguyễn Văn Long, Tỉnh uỷ viên,GĐ sở giao thông vận tải Quảng Bình.+ Em Đoàn Thị, tỉnh ủy viên Quảng Bình.+ Em Trương Hiếu, Phó giáo sư tiến sĩ toán học.+ Em Võ Thị Lùng, phó chủ tịch UBND thị xã Đồng Hới.+ Em Trương Bi, Phó giám đốc sở thông tin - văn hóa Đắc Lắc.+ Em Nguyễn Văn Ty, Phó chủ nhiệm khoa toán trường cao đẳng sư phạm Bình - Tri - Thiên. + Em Nguyễn Văn Hoá, Hiệu trưởng trường PTCS  Bảo Ninh. Đến năm học 1965 - 1966, chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đã lan rộng trên toàn miền Bắc. Bảo Ninh là nơi không quân, hải quân Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt. Thầy giáo Nguyễn Sàng, người con quê hương đầu tiên đảm nhiệm cương vị hiệu trưởng trong hoàn cảnh lịch sử đó với quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác: " Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy thật tốt, học thật tốt".Dũng cảm vượt qua bao khó khăn chồng chất, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã và Phòng giáo dục, thầy giáo Nguyễn Sàng đã cùng tập thể giáo viên nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của từng năm học.Năm học 1966-1967, để đảm bảo an toàn cho thầy và trò, trường dời lên phía nam làng Hà Thôn ( địa phận làng Hà Trung bây giờ).  Năm học này, nhà trường đã thành lập được chi bộ Đảng, là hạt nhân lãnh đạo nhà trường toàn diện, tuyệt đối. Dù lớp học phải chia nhỏ số lượng học sinh thành 2 thành 3, phòng học nằm trong lòng đất cát, giáo viên phải đứng lớp ngày hai ba buổi, trường vẫn giữ vững phong trào thi đua " Hai tốt" của ngành giáo dục song song với phong trào thi đua" Hai giỏi" của Tỉnh nhà.Năm học này, trường là một trong 8 trường của Tỉnh được Bộ công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của toàn ngành.Năm học 1967 - 1968, chiến tranh càng ác lịêt. Lãnh đạo Đảng và chính quyền xã cho trường dời lên Bến Cùng, phía tây thị xã Đồng Hới. Nhà trường đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân xây dựng giáo dục. Hàng ngàn ngày công của người dân Bảo Ninh ở nơi sơ tán đã giúp nhà trường có đủ lớp học trong lòng đất với hệ thống hầm hào phòng tránh bom đạn. Thầy và trò có những ngày phải khoai sắn thay cơm. Ngày 15 - 04 - 1968, máy bay Mỹ đánh trúng một lớp học làm chết 3 em, bị thương 8 em. Gian khó ác liệt như vậy nhưng nhà trường với sức mạnh của chi bộ Đảng cùng với chi đoàn, công đoàn đã phát huy được cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tập thể giáo viên. Một trong những tấm gương sáng đó là Đảng viên trẻ Nguyễn Ĩu, thư ký công đoàn trường đã dũng cảm nhiều lần cứu giúp dân khi bị thương vong hay hầm sập. Đến lúc Tổ quốc cần nhập ngủ, thầy giáo Nguyễn Ĩu sẵn sàng lên đường và đã hy sinh ở chiến trường.Kết thúc năm học 1967 -1968, trường phổ thông cấp 1 Bảo Ninh là trường cấp 1 duy nhất trong toàn tỉnh ( cùng với ba trường cấp 2 khác) được Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng bằng khen.Năm học 1969 -1970 tên trường là trường cấp 1 Thống Nhất.Trong xã lúc này còn có trường cấp 1 Phú Nhật do thầy Trương Quang Phúc ở Đồng Phú làm hiệu trưởng.Năm học 1970 - 1971 tên trường là cấp 1 Hồng Nhất.Năm học 1972-1973 trường lại đổi tên thành trường cấp 1 Bảo Ninh.Từ năm học 1973-1974 đến 1974-1975 thầy giáo Trần Viết Đăng quê ở Vĩnh Ninh - Quảng Ninh làm hiệu trưởng.Năm học 1975-1976 và 1976-1977 thầy giáo Nguyễn Sàng làm hiệu trưởng. Trong hoàn cảnh thời chiến đầy thử thách gian lao ác liệt , sáu năm học liên tục(từ 1965 - 1966 đến 1970 - 1971), trường vẫn giữ vững danh hiệu " Tổ lao động xã hội chủ nghĩa". Thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Sàng sáu năm học liền là chiến sĩ thi đua. Học sinh của trường, có em đã đạt giải kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc như các em:    + Em Nguyễn Xuân Quang - Giải ba môn toán               + Em Nguyễn Đình Chắt - Giải ba môn văn Từ mái trường phổ thông cấp 1 Bảo Ninh, nhiều thế hệ học sinh đã tiếp bước truyền thống hiếu học và học giỏi của bao lớp đàn anh. Rất nhiều em đã trở thành tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, nhà giáo ưu tú, văn nghệ sĩ, có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước, làm rạng rỡ trên tuổi của trường.            + Em Nguyễn Xuân Quang, nay là tiến sĩ kinh tế, là ủy viên dự khuyết TW Đảng khóa X.           + Em Phạm Tiến Cảm, giám đốc công ty cao su Việt Trung đã đạt giải " Sao vàng đất Việt".           + Em Nguyễn Đình Chắt - tiến sĩ y họcTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhiều em trở thành " Dũng sĩ diệt Mỹ" như liệt sĩ Đặng Cày, chiến đấu đầy mưu trí dũng cảm, nổi tiếng ở chiến trường Quảng Trị như liệt sĩ Đào Duy Từ, nhiều em trở thành cán bộ cao cấp trong quân đội như đại tá Bùi Ngọc Tường, đại tá Võ MễHọc sinh của trường đã lập nhiều chiến công trong phục vụ chiến đấu mà bài ca " Em bé Bảo Ninh" ( thơ Nguyễn Văn Dinh, nhạc Trần Hữu Pháp) là một minh chứng sống động, hùng hồn, vang vọng mãi với thời gianĐến năm học 1970 -1971 trường lại dời về nơi chốn cũ của quê hương Từ năm học 1977 -1978 đến năm học 1989-1990, theo chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng, trường cấp 1 , cấp 2 , vở lòng nhập lại thành trường PTCS do thầy giáo Nguyễn Ngọc Dẫn quê Lộc Ninh Đồng Hới làm hiệu trưởng đầu tiên. Phát huy truyền thống “ dạy tốt, học tốt " của trường tiểu học Trung Bính ngày trước, nhiều giáo viên và học sinh đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc của Tỉnh mới nhập: Bình - Trị - ThiênNăm học 1982 - 1983, Cô giáo cấp 1 Võ Thị Uyên đã đạt giải nhất thi giáo viên dạy giỏi toàn Tỉnh.Năm học 1983 - 1984, em Hoàng Quang Minh giải nhì vượt sông Trường giang tại Trung Quốc. Năm học 1985 - 1986, em Trần Thị Kiều đạt kiện trướng cấp Quốc gia về bơi lội khi mới 11 tuổi.Từ năm học 1990 - 1991, theo quyết định của Chính phủ, trường phổ thông cơ sở Bảo Ninh được chia ra:+ Trường trung học cơ sở ( hệ cấp 2)+ Trường tiểu học ( hệ cấp 1)Do sự phát triển về số lượng học sinh tiểu học, do đặc điểm địa lý của xã nhà: kéo dài hơn 8 cây số ven bờ sông Nhật lệ, hệ tiểu học được chia thành hai trường:+ Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh, địa điểm tại thôn Hà Dương cho con em từ thôn Trung Bính đến thông Cừa Phú học.

+ Trường tiểu học số 2 Bảo Ninh, địa điểm tại thôn Đồng Dương cho con em từ thôn Sa Động đến thôn Mỹ Cảnh học.Dù phải tách ra, nhưng cội nguồn của ba trường trên quê hương Bảo Ninh vẫn là trường tiểu học Trung Bính.Thầy giáo Nguyễn Văn Hoá - người con của xã nhà làm hiệu trưởng trường tiểu học số 1 Bảo Ninh từ năm học 1990 -1991 đến nay.Do những khó  khăn và thách thức cực kỳ gay gắt về kinh tế - xã hội cũng như trước khi đất nước đi vào đổi mới, giáo dục Quảng Bình cũng như cả nước đã trải qua một thời kỳ  khó khăn không tránh  khỏi. Trong 12 năm học ( 1980 - 1981 đến 1992 - 1993) số lượng học sinh giảm liên tục đến mức báo động. Giáo dục Bảo Ninh không nằm ngoài trình trạng đó. Có những lớp học của trường có khi sĩ số học sinh chỉ còn một nữa.Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiẹp giáo dục của đất nước, lãnh đạo và tập thể giáo viên nhà trường đã thắp sáng truyền thống hiếu học của trường tiểu học Trung Bính trong lòng phụ huynh và học sinh. Do vậy đến năm học:-         1995 -1996 trường đã xoá mù và phổ cập giáo dục tiểu học-         1999 - 2000 phổ cập tiểu học đúng độ tuổi -         2000 - 2001 đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Đây là trường tiểu học ở vùng biển Quảng Bình đầu tiên đạt thành tích đó.-         2005 - 2006 đạt trường chuẩn quốc gia mức 1 giai đoạn 2Tỷ lệ giáo viên tiêu chuẩn của trường cao nhất tỉnh Quảng Bình. Từ năm học 1995 - 1996 đến nay đã đào tạo được 16 người đạt trình độ  đại học, 9 người đạt trình độ cao đẳng. Năm học 1992 -1993, Cô giáo Lê Thị  Minh Lý , chị mới tròn 4 tháng vào nghề dạy học đã đạt giải nhất thi giáo viên dạy giỏi của Tỉnh Quảng Bình mới tách ra.Năm học 2002 - 2003, Cô giáo Nguyễn Thị Huyền đã ghi thêm một dấu son vào trang sữ vàng truyền thống của Trường với thành tích xuất sắc:Giải nhất quốc gia về thi chữ viết đẹp.Từ năm học 1990 - 1991 đến nay, chi bộ Đảng của trường luôn luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc, nhiều năm được Đảng uỷ và Thành uỷ khen thưởng. Số lượng Đảng viên trong chi bộ hàng năm chiếm từ 75 % - 80 % số lượng giáo viên trong hội đồng sư phạm .Từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2006 - 2007, trường đều đạt "Trường tiên tiến xuất sắc" cấp tiểu học của tỉnh Quảng Bình. Nhiều giáo viên và học sinh đạt giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh.Hội khoẻ Phù Đổng hàng năm, trường luôn nằm ở tốp dẫn đầu ( từ giải nhất đến giải ba) của thành phố và của tỉnh nhiều cuộc thi của ngành như ATGT, bảo vệ môi trường , tiếng hát tuổi thơ , kể chuyện đạo đức... đã đạt nhiều giải cao. Nói đến truyền thống của trường tiểu học số 1 Bảo Ninh không thể không nhắc tới công lao, nhiệt huyết của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương qua từng nhiệm kỳ. Đó là các đồng chí :Hoàng Quang Hoành - Trương BéHoàng Phú - Nguyễn Thanh Kiềm - Trần Lùm - Trần Huyện Trương Quang Giàu - Nguyễn Hà - Trương Hồng Song - Phạm Minh HoátHọ là những học sinh từ mái trường cấp 1 Bảo Ninh mà ra, lớn khôn lên trên mảnh đất quê hương khi mà lớp lớp bạn học trưởng thành bay khắp đó đây để dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Các đồng chí ấy luôn quan tâm lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng, huy động được mọi tầng lớp nhân dân ở địa phương tham gia xây dựng giáo dục.Sâu đậm mãi trong lòng của các thầy cô trong nhà trường là hình ảnh chủ tịch xã Trương Quang Giàu, đã chung sức chung lòng cùng tập thể hội đồng giáo viên trong những năm học do điều kiện kinh tế khó khăn, con em bỏ học nhiều, quyết tâm phấn đấu vươn lên đạt thành tích rất ấn tượng: Trường vùng biển đầu tiên của Quảng Bình đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I vào năm học 2000- 2001  PHẦN KẾTNgày nay, mỗi lần trở lại với mái trường xưa, chúng ta càng tự hào về một ngôi trường có bề dày truyền thống như trường tiểu học Trung Bính mà hôm nay là trường tiểu học Bảo Ninh. Nhiều thầy, cô đã đi xa mãi mãi. Nhiều thế hệ học sinh đi trước đã, đang cống hiến trên khắp mọi miền của đất nước, làm rạng rỡ tên tuổi trương tiểu học Trung Bính.Chúng ta cảm nhận và tự hào vì thế hệ học sinh của trường hôm nay đang học tập và rèn luyện theo chương trình cải cách giáo dục. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá theo yêu cầu mới của ngành giáo dục. Tin tưởng chắc chắn rằng trong nay mai, và mãi mãi về sau, phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, trường tiểu học số 1 Bảo Ninh sẽ vững chắc đi lên với nhiều thành tích mới trong giảng dạy, học tập và rèn luyện để nguyện xứng đáng với lịch sử truyền thống của nhà trường. Điều đó càng giúp cho mọi thế hệ của trường ghi sâu mãi mãi trong tâm khảm: trường tiểu học Trung Bính năm xưa là cội nguồn của trường tiểu học Bảo Ninh ngày nay.
Lượt xem: 436
Tác giả: Đặng Thị Hường
Nguồn:th-so1baoninh-quangbinh.violet.vn Copy link
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 7
Tháng 04 : 126
Năm 2024 : 1.924